Trung tâm tư vấn du học Mỹ uy tín

Trung tâm tư vấn du học Mỹ uy tín hiệu quả hàng đầu Việt Nam. Thông tin mới nhất về visa du hoc My, hồ sơ du học Mỹ, phỏng vấn du học Mỹ, kinh nghiệm du học Mỹ.

Kinh nghiệm phỏng vấn xin visa du học Mỹ thành công

Phỏng vấn xin visa du học Mỹ là bước quan trọng hàng đầu trong kế hoạch du học của bạn và cũng là bước khó khăn nhất. Vậy đâu là những kinh nghiệm phỏng vấn xin visa du học Mỹ của những người đã từng phỏng vấn thành công? Phỏng vấn du học Mỹ bằng tiếng Anh hay tiếng Việt? Câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn xin visa du học Mỹ như thế nào?... Nhằm giúp các bạn có được những kiến thức hữu ích khi xin visa du học Mỹ, hôm nay Trung tâm tư vấn du học Mỹ sẽ tổng hợp và chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ để các bạn học sinh, sinh viên luôn có tâm thế sẵn sàng và tự tin khi phỏng vấn cũng như tăng cơ hội được cấp visa tới du học tại Mỹ.

Phỏng vấn du học Mỹ bằng tiếng Anh hay tiếng Việt

Phỏng vấn xin visa du học Mỹ là bước quan trọng hàng đầu trong kế hoạch du học  và cũng có nhiều bạn băn khoăn không biết nên trả lời phỏng vấn du học Mỹ bằng tiếng Anh hay tiếng Việt. Thực tế cho thấy những trường hợp phỏng vấn du học Mỹ bằng tiếng Anh thì cơ hội được cấp visa vẫn cao hơn vì những lý do sau đây:

Các viên chức visa đang làm việc tại Tổng Lãnh sự quán Mỹ (là người Mỹ hoặc là người nước khác quốc tịch Mỹ) thì ngoài việc họ có thể nói thành thạo tiếng Việt, họ còn có thể đọc và viết đúng tiếng Việt nữa bởi vì họ đã trải qua một khóa học về ngôn ngữ của người bản địa trước khi đi công tác nước ngoài (cụ thể là Việt Nam). Tuy nhiên, họ được sự hỗ trợ của các nhân viên người Việt Nam làm thông dịch viên trong các buổi phỏng vấn. Vì vậy, khi người Việt Nam xin visa thuộc diện không có yêu cầu về năng lực ngoại ngữ như visa du lịch, visa đoàn tụ gia đình, visa ngắn hạn xin đi vì lý do kinh doanh, công tác thì đương đơn có thể nói tiếng Việt trực tiếp với Viên chức Tổng Lãnh sự quán Mỹ.

f:id:tuvanduhocmy:20170505153923j:plain
Kinh nghiệm phỏng vấn xin visa du học Mỹ

Riêng đối với các đương đơn là du học sinh, người xin visa định cư theo diện có tay nghề thì cần phải nói tiếng Anh tại buổi phỏng vấn vì đó là những trường hợp có yêu cầu về năng lực ngoại ngữ. Viên chức Tổng lãnh sự quán sẽ kiểm tra, đánh giá năng lực của đương đơn qua tiếp xúc tại buổi phỏng vấn trước khi có quyết định cấp visa hay không.

Khi phỏng vấn visa du học Mỹ, các bạn nên trả lời bằng tiếng Anh, hạn chế nói bằng Tiếng Việt vì họ sẽ cho rằng bạn không đủ khả năng Tiếng Anh để đi du học. Khi bạn nghe không được họ nói bằng Tiếng Anh hãy nói “Pardon me!”,  “Please repeat for me!” thì nhân viên lãnh sự sẽ lập lại câu hỏi giúp bạn và nếu bạn vẫn không hiểu nội dung câu hỏi thì hãy nhìn người phiên dịch. Họ sẽ dịch lại cho bạn nhưng nhất thiết bạn phải trải lời họ lại bằng Tiếng Anh. Trừ khi nào khó nói bằng tiếng Anh lắm, hoặc bạn cảm thấy nói bằng Tiếng Anh không đủ để giải thích hết ý của bạn thì hãy xin họ nói bằng tiếng Việt “Sorry. Could I speak Vietnamese to answer this question/ this problem”.

Để tránh tình trạng nói Anh Việt lẫn lộn có thể gây mất thiện cảm với Lãnh sự, bạn nên chọn trả lời bằng Tiếng Anh cho những câu hỏi có đề tài mà bạn sẽ trả lời lưu loát và yêu cầu được trả lời bằng tiếng Việt cho những câu hỏi có đề tài mà mình chưa tự tin lắm. Tóm lại, bạn nên lựa chọn giải pháp khôn ngoan trong quá trình phỏng vấn. Nếu bạn không thể trả lời các câu hỏi bằng Tiếng Anh, hãy đề nghị được nói bằng tiếng Việt, hoặc dùng phiên dịch viên, để bạn có thể trình trình bày rõ ràng, xúc tích, chính xác nhất.

Câu hỏi phỏng vấn xin visa du học Mỹ thường gặp

Vượt qua vòng phỏng vấn xin Visa du học Mỹ là “cửa ải” cuối cùng quyết định tấm vé đi du học Mỹ mà các bạn cần chuẩn bị kĩ lưỡng. Sau đây là những câu hỏi phỏng vấn xin visa du học Mỹ thường gặp mà Trung tâm tư vấn du học Mỹ uy tín tổng hợp và chia sẻ, hy vọng sẽ giúp các bạn sắp phỏng vấn Visa Mỹ tự tin hơn.

A. Câu hỏi phỏng vấn du học Mỹ – Thông tin cá nhân:

  1. Good morning! Please introduce yourself! (Xin chào buổi sáng! Hãy tự giới thiệu bản thân của bạn!)
  2. What’s your name? Why are you here today? (Tên của bạn là gì? Tại sao bạn lại ở đây hôm nay?)
  3. How old are you? What’s your job? (Bạn được bao nhiêu tuổi? Công việc của bạn là gì?)
  4. What are your hobbies? (Sở thích của bạn?)
  5. Do you like traveling? Have you ever been abroad? (Bạn có thích du lịch không? Bạn có bao giờ đi ra nước ngoài chưa?)
  6. Have you ever lived away from your parents? (Bạn có bao giờ sống xa cha mẹ hay không?)
  7. Do you have any friend? How many friends do you have? (Bạn có người bạn nào không? Bạn có bao nhiêu người bạn?)
  8. What do you often do at free time? (Bạn thường làm gì lúc rãnh rỗi?)
  9. Do you like sports? Which kind of sport do you like best? ( Bạn có thích chơi thể thao không? Môn thể thao nào bạn yêu thích nhất?)
  10. Have you ever been granted a US visa? (Bạn có bao giờ được cấp Visa đi Mỹ hay chưa?)
  11. Have you ever been rejected a US Visa? (Bạn có bao giờ bị từ chối Visa đi Mỹ hay chưa?)
  12. Tell me something about your country! (Hãy kể cho tôi nghe vài điều về đất nước bạn!)

f:id:tuvanduhocmy:20170505154114j:plain
Phỏng vấn xin visa du học Mỹ thường gặp những câu hỏi nào?

B. Câu hỏi phỏng vấn xin visa du học Mỹ – Thông tin gia đình:

  1. What’s your father's name? What’s your mother’s name? (Tên cha của bạn? Tên mẹ của bạn?)
  2. Do you have any siblings? (Bạn có anh chị em ruột nào không?) If you do have, what is his/her name(s)? (Nếu có, tên của anh/chị/em ruột của bạn là gì?)
  3. How old is your father/ mother? (Ba/mẹ của bạn bao nhiêu tuổi?)
  4. Are you living with your parents? (Bạn có sống chung với ba/mẹ hay không?)
  5. Have your parents/ your siblings traveled abroad? (Cha mẹ/ anh chị em của bạn có bao giờ đi nước ngoài chưa?)
  6. Why don’t your older brother(s)/sister(s) study abroad like you? (Tại sao anh hoặc chị của bạn không học ở nước ngoài như bạn?)

C. Câu hỏi phỏng vấn visa du học Mỹ – kết quả học tập ở Việt Nam:

  1. What grade are you studying in? What’s your grade? (Bạn học lớp mấy?)
  2. What’s your school name? (Tên của trường bạn là gì?)
  3. What’s something special about your school? Tell me something about your school? (Trường của bạn có điều gì đặc biệt hay không? Hãy giới thiệu vài điều về trường của bạn?)
  4. How many classes are there in your school? (Trường của bạn có bao nhiêu lớp?)
  5. What subjects are you good/bad at? (Bạn học giỏi/ dở nhất là môn học nào?)
  6. What are your favourite subjects? And why do you like them? (Những môn học nào bạn yêu thích nhất? Tại sao bạn thích chúng?)
  7. What do you often do after school? (Sau giờ học bạn thường làm gì?)
  8. Who is your favourite teacher? (Ai là người thầy mà bạn yêu thích nhất?)
  9. What’s your principle’s name? (Tên hiệu trưởng trường của bạn là gì?)

D. Câu hỏi phỏng vấn Visa du học Mỹ - Kế hoạch học tập tại Mỹ:

  1. What is the purpose of your trip? (Mục tiêu của chuyến đi của bạn là gì?)
  2. Why do you choose US to study? ( Tại sao bạn chọn học tại Mỹ?)
  3. Why don’t you choose another country to study? (Tại sao bạn không chọn học tại một quốc gia khác?)
  4. Why don’t you choose another school to study? (Tại sao bạn lại không chọn học tại một trường khác?)
  5. What make you choose this state to study? (Điều gì khiến bạn chọn tiểu bang này để học?)
  6. What school will you enrol in the US? (Bạn sẽ học tại trường nào khi đến Mỹ?) - du hoc My
  7. What city will you arrive in? Tell me something about the city that you will live in the US? (Bạn sẽ đến thành phố nào? Hãy kể cho tôi nghe vài điều bạn biết về thành phố này?)
  8. Where is your school located? Why do you choose this state to study at? What do you know about the state? (Trường của bạn tọa lạc ở đâu? Tại sao bạn chọn học ở tiểu bang này? Bạn biết gì về tiểu bang này?)
  9. If you are provided a choice, where do you want to come? (nếu bạn được cho một sự lựa chọn, nơi nào bạn muốn đến?)
  10. What is the address of your school? (Địa chỉ trường của bạn?)
  11. Tell me something about your school? (Hãy kể cho tôi nghe một vài điều về trường của bạn?)
  12. Is your school a public or a private school? (Trường của bạn là trường công hay trường tư?)
  13. How can you know about this school? ( Làm sao bạn biết đến trường này?)
  14. How can you get the I-20/DS-2019? How did you complete the admission form? (Làm sao bạn có thể xin được giấy I-20/DS-2019? Bằng cách nào mà bạn có thể hoàn tất thủ tục xin nhập học?)
  15. Why do you choose the school to study? (Tại sao bạn chọn học tại trường này?)
  16. What grade will you study in the US? (Bạn sẽ học lớp mấy tại Mỹ?)
  17. When will your school start? When is the upcoming intake of your school? (Khi nào trường bạn bắt đầu học? Học kỳ sắp tới của trường bạn học là khi nào?)
  18. What subjects will you study at school? (Bạn sẽ học những môn học nào?)
  19. Is your school religious? (Trường của bạn có đạo nào hay không?)
  20. Do you have to study Bible? (Bạn có phải học kinh thánh hay không?)
  21. Do you have to wear uniform? (Bạn có phải mặc đồng phục hay không?)
  22. How long do you want to study in the US? (Bạn muốn học ở Mỹ bao lâu?)
  23. What will you study in the US? (Bạn sẽ học gì ở Mỹ?)
  24. What will you major in when you study university? (Chuyên ngành bạn chọn ở đại học sẽ là gì?)
  25. Why do you choose that major? (Tại sao bạn lại chọn chuyên ngành này?)
  26. What degree will you get after your graduation? (Bạn sẽ nhận được học vị gì khi tốt nghiệp?)
  27. What is this program fee? (Phí của chương trình này là bao nhiêu?)
  28. What is the tuition fee? (Học phí của bạn là bao nhiêu?)
  29. Have you bought insurance? (Bạn đã mua bảo hiểm hay chưa?)
  30. Have you paid the program fee? By what way? ( Bạn đã trả phí chương trình hay chưa? Bạn trả bằng cách nào?)
  31. Where will you live in the US? (Bạn sẽ sinh sống ở đâu khi ở Mỹ?)
  32. With whom will you stay in the US? (Bạn sẽ sinh sống với ai khi ở Mỹ?)
  33. Tell me something about your host family? (Hãy kể cho chúng tôi nghe vài điều về gia đình người Mỹ mà bạn sẽ ở với họ?)
  34. Who will pick you up at the airport upon your arrival? (Ai sẽ đưa đón bạn tại sân bay?)

f:id:tuvanduhocmy:20170110143618j:plain

E. Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin visa du học Mỹ về chủ đề chứng minh tài chính

Tài chính là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu khi bạn quyết định đi du học. Đó cũng là một trong những khía cạnh được đặc biệt lưu ý trong buổi phỏng vấn visa. Sau đây là những câu hỏi về chủ đề chứng minh tài chính du học Mỹ thường gặp khi phỏng vấn xin visa:

  1. What’s your father’s/mother’s job? (Ba mẹ bạn làm nghề gì?)
  2. How much do your parents earn a month? How much is your family monthly income? (Một tháng ba mẹ của bạn kiếm được bao nhiêu tiền? Mổi tháng gia đình bạn kiếm được bao nhiêu tiền?)
  3. Who will pay for your study in the US? (Ai sẽ trang trải chi phí du học tại Mỹ cho bạn?)
  4. How can your parents pay for your study? (Ba mẹ bạn chi trả chi phí cho bạn bằng cách nào?)
  5. Do your parents have a saving book/ banking account? How much? (Ba mẹ bạn có tài khoản ngân hàng hay không? Bao nhiêu?)
  6. How many houses or lands do your parents have? (Ba mẹ có bao nhiêu nhà hay đất?)
  7. Do you parents have a car? (Ba mẹ bạn có xe hơi không?)
  8. How much will your parents give you a month when you live in the US? (Cha mẹ bạn sẽ cho bạn bao nhiêu tiền khi sinh sống ở Mỹ?)

Nếu làm ba mẹ bạn đang làm việc cho một tổ chức cụ thể:

  1. Whom does your father/mother work for? (Ba mẹ bạn làm việc cho tổ chức nào?)
  2. For how long have your parents worked for this company? (Ba mẹ của bạn làm cho công ty này bao lâu rồi?)
  3. Do you know where is your father/mother company? What’s this company address? (Bạn biết nơi ba mẹ bạn làm việc hay không? Địa chỉ nào?)
  4. What are your father/mother’s company products? (Các sản phẩm của công ty ba mẹ bạn là gì?)
  5. Do you know any of your parents colleague? Who is he/she? (Bạn có biết bất kỳ đồng nghiệp nào của ba mẹ bạn hay không? Người đó tên gì?)

Nếu ba mẹ bạn có cơ sở kinh doanh riêng:

  1. Show me your parents’ business lisence certificate! (Hãy đưa cho tôi xem giấy đăng ký kinh doanh của ba mẹ bạn)
  2. How many employees are there in your parents’ company? (Có bao nhiêu nhân công trong cơ sở kinh doanh của ba mẹ bạn?)
  3. How much does this business earn a month? (Mổi tháng cơ sơ kinh doanh này kiếm được bao nhiêu tiền?)
  4. How long have your parents run this business? (Ba mẹ bạn mở cơ sở kinh doanh này bao lâu rồi?)

Nếu ba mẹ bạn có thu nhập từ việc cho thuê nhà:

  1. Show me the renting contracts! (Hãy cho tôi xem các hợp đồng cho thuê nhà!)
  2. Does this house belong to your parents? (Căn nhà này là của ba mẹ bạn à?)
  3. For how long this house has been for rent? (Căn nhà này được cho thuê bao lâu rồi?)
  4. How much do your parents earn a month from the houses for rent? ( Mổi tháng cha mẹ bạn cho thuê nhà được bao nhiêu tiền?)

Nếu ban mẹ bạn có phần hùn từ các công ty khác:

  1. Which company/corporation are your parents the shareholders of? (Ba mẹ bạn có phần hùn trong công ty nào?)
  2. What are the company products? (Sản phẩm của công ty này là gì?)
  3. How much do your parents earn from this company? (Ba mẹ bạn kiếm được bao nhiêu tiền từ công ty này?)
  4. Give me the business license of this company! (Hãy đưa tôi xem giấy đăng ký kinh doanh của công ty này!)

f:id:tuvanduhocmy:20170110122606j:plain

Kinh nghiệm phỏng vấn xin visa du học Mỹ thành công

Sau đây là một số kinh nghiệm phỏng vấn xin visa du học Mỹ mà Trung tâm tư vấn du học Mỹ uy tín chia sẻ để vượt qua buổi phỏng vấn du học Mỹ mà mọi người đều lo lắng:

  1. Chuẩn bị tâm lý thoải mái, tự tin.

Xác định rõ đối tượng mình sẽ tiếp xúc là viên chức Mỹ, chịu trách nhiệm phỏng vấn visa. Họ sẽ hỏi bạn những câu liên quan đến học tập, tài chính, dự định tương lai… bằng tiếng Việt  hoặc bằng tiếng Anh trong thời gian rất ngắn (3 -10 phút). Bạn hãy suy nghĩ theo hướng cuộc phỏng vấn như một cuộc trò chuyện mà người nói phải thuyết phục người nghe. Theo hướng như vậy trước hết chính các bạn sẽ có một tâm lý thoải mái hơn, bình tĩnh hơn và chắc chắn sẽ tự tin hơn. Tự tin đã là thành công 50% rồi đấy!

  1. Trang phục gọn gàng, chỉnh tề

Trang phục lịch sự để tạo ấn tượng tốt. Bạn biết rõ là ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng. họ chỉ có vài phút tiếp xúc với bạn nhưng sẽ quyết định hoàn toàn buổi phỏng vấn du học Mỹ của bạn. Vậy nên hãy để họ có cái nhìn thiện cảm về bề ngoài chín chắn và đỉnh đạt của bạn.

  1. Hãy lựa chọn giải pháp khôn ngoan

Cố gắng luyện tập tiếng Anh tốt nhất để bạn có thể trình trình bày rõ ràng, súc tích, chính xác nhất những dự định và kế hoạch của mình tại Mỹ.

  1. Kế hoạch học tập khoa học

Hãy nêu kế hoạch học tập của bạn một cách ngắn gọn và rõ ràng để các viên chức trong buổi phỏng vấn du học Mỹ có thể cảm nhận được sự chân thành và tha thiết muốn đi du học của bạn trong từng lời nói.

  1. Kế hoạch rõ ràng, chi tiết và đầy tính thuyết phục

Hãy chuẩn bị để giải thích rõ ràng lý do trường đại học mà bạn chọn, ngành học mà bạn yêu thích và vì sao lại muốn đi du học mà không học tại Việt Nam. Tìm hiểu thật kỹ ngành học mà bạn sẽ theo đuổi trong suốt quá trình đi du học, những cái lợi mà bạn sẽ có được khi học ở Mỹ, dự định sau khi học xong, mục tiêu phát triển nghề nghiệp của bạn tại Việt Nam… để thuyết phục viên chức trong buổi phỏng vấn du học Mỹ.

  1. Chuẩn bị những lý do vững chắc và cụ thể nhất

Tại sao bạn lại chọn Mỹ để đi du học chứ không phải là một quốc gia nào khác…dự định về chỗ ở trong khi học, đi lại, tài chính cho du học như thế nào, đã chuẩn bị gì cho cuộc sống xa nhà… Nên chủ động trong câu trả lời, ví dụ người ta hỏi bạn “Bạn qua Mỹ làm gì?”, thì người ta không hề muốn nghe câu trả lời của bạn chỉ đơn giản là “Tôi qua Mỹ để du học”, mà một câu trả lời sẽ ăn điểm sẽ là “Tôi qua Mỹ để học ngành ABC, vì tôi có một niềm đam mê từ ngành ABC ở VN, tôi đã tìm hiểu và học về ngành này, nay qua Mỹ tôi muốn tiếp tục được học ngành ABC”.

  1. Chứng minh bạn sẽ quay về nước sau khi học xong

Hãy cho họ thấy rằng đất nước của bạn rất tốt, rất đẹp và phát triển thất đấy, nhưng tôi sẽ trở về Việt Nam, với những lý do hết sức thuyết phục của mình. Hãy cho họ biết rằng bạn còn có nhiều sự ràng buộc tại Việt Nam như các mối quan hệ gia đình, họ hàng, tài sản mà bạn sẽ sỡ hữu từ ba mẹ bạn hoặc một tương lai xán lạn ở Việt Nam mà bạn không thể chối từ.

  1. Tài chính minh bạch và đầy đủ

Hồ sơ du học Mỹ của bạn sẽ được đánh giá cao khi có thông tin tài chính đầy đủ, rõ ràng, kiểm chứng được, có nguồn gốc rõ ràng . Tình trạng tài chính của gia đình sẽ là yếu tố đầu tiên để được xét duyệt và làm cho phỏng vấn du học Mỹ thành công bước đầu. Gia đình bạn phải trình bằng chứng cho thấy họ làm ăn khá giả, có đủ tiền trả học phí và những chi phí khác cho bạn khi học và sống ở Mỹ, tình trạng tài chính của gia đình đủ để tác động bạn trở về quê hương sau khi việc học hoàn tất.

  1. Và khi buổi phỏng vấn du học Mỹ của bạn không đạt được kết quả như mong muốn

Bị từ chối cấp visa không có nghĩa là con đường du học Mỹ của bạn đã kết thúc vĩnh viễn, nếu lần sau bạn đã thay đổi được các vấn đề còn vướng mắc như chứng minh được tình hình tài chính đã ổn định hơn, lý do đi du học một cách thuyết phục hơn… thì hãy tiếp tục đăng ký xin phỏng vấn du học Mỹ.

Tóm lại, để buổi phỏng vấn du học Mỹ diễn ra một các suôn sẻ, bạn cần phải ghi nhớ 3 điều cốt lõi nhất:

  1. Một là bạn thực sự muốn đi du học để học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân (không phải vì một mục đích khác)
  2. Hai là Bạn có đủ khả năng tài chính để chi trả cho học phí cũng như sinh hoạt phí khi được đặt chân lên nước Mỹ
  3. Ba là bạn có nguyện vọng trở về Việt Nam phục vụ cho đất nước sau khi đã học xong.
Lời kết

Qua những chia sẻ trên đây chúng ta có thể thấy phỏng vấn xin Visa du học Mỹ chính là một trong những khâu quyết định tấm vé du học Mỹ. Tuy nhiên không phải ai cũng ‘chinh phục’ nó một cách dễ dàng. Chính vì vậy các bạn cần phải chuẩn bị tất cả thật kỹ lưỡng về khả năng tiếng anh, kiến thức kinh nghiệm để có thể trả lời trôi chảy mọi câu hỏi mà viên chức lãnh sự đưa ra mà còn phải chuẩn bị thật kỹ về thủ tục, hồ sơ xin visa du học Mỹ…. Trên thực tế, nhiều bạn chỉ nghĩ quy trình thủ tục xin visa đơn giản như sau: xin giấy nhập học I-20 của trường, điền hồ sơ online, đóng phí đăng ký ngày hẹn phỏng vấn, tìm đọc một số câu hỏi phỏng vấn du học mẫu, chuẩn bị tài chính gia đình, sắp xếp đầy đủ những giấy tờ cá nhân và cuối cùng đợi đến ngày đi phỏng vấn là xong. Một quy trình đơn giản là như vậy, tuy nhiên còn rất nhiều những chi tiết nhỏ khác các bạn cần phải làm và lưu ý, đơn cử như:

– Điền form online như thế nào logic, chính xác?

– Chọn trường nào tại Mỹ để dễ dàng thuyết phục nhân viên lãnh sự hơn?

– Xây dựng kế hoạch học tập & quay về như thế nào cho hợp lý với trình độ học vấn, phù hợp với khả năng tiếng Anh của bạn?

– Kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ thực tế?

– Nếu rớt / đậu visa thì tiếp theo nên làm những gì?

Và vô vàn những vấn đề xung quanh các câu hỏi này. Vì vậy các bạn nên tìm cho mình một người thân hay một chuyên gia thực sự có chuyên môn và kinh nghiệm phỏng vấn xin visa du học Mỹ để hỗ trợ bạn thực hiện việc xin visa cho mình. Họ phải thật sự hiểu rõ tình trạng của bạn như thế nào để giúp bạn hoàn thành bộ hồ sơ, như vậy mới tăng khả năng được cấp visa du học Mỹ của bạn lên tỷ lệ cao nhất. Chúc các bạn luôn thành công!

Hồ sơ du học Mỹ cần những gì? Điều kiện để đi du học Mỹ

Chuẩn bị hồ sơ du học Mỹ luôn là một bước quan trọng và cần nhiều thời gian nhất trong quá trình xin visa đi du học Mỹ. Không ít quý phụ huynh và các em học sinh, sinh viên tỏ ra băn khoan lo lắng không biết hồ sơ du học Mỹ cần những gì, gồm những giấy tờ, thủ tục gì, điều kiện để đi du học Mỹ là gì? Du học Mỹ cần bằng tiếng Anh gì?... Thấu hiểu được những băn khoan lo lắng đó, hôm nay Trung tâm tư vấn du học Mỹ sẽ tổng hợp và chia sẻ để giải đáp cho câu hỏi hồ sơ du học Mỹ gồm những gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Điều kiện để đi du học Mỹ

Để được cấp visa du học Mỹ thành công, bạn bắt buộc phải chứng minh được 03 điều kiện để đi du học Mỹ căn bản dưới đây:

  1. Có kế hoạch học tập rõ ràng & Chứng minh được bạn thực sự đi học

Viên chức Lãnh sự Mỹ sẽ xem xét kết quả học tập của bạn ở Viêt Nam và kế hoạch học tập sắp tới của bạn tại Mỹ để biết được ý định đi du học của bạn là thật sư hay không. Bạn phải sẵn sàng trả lời với Viên chức Lãnh sự những câu hỏi như lý do bạn chọn trường này học, chuyên ngành dự định học của bạn là gì và kế hoạch nghề nghiệp trong tương lai của bạn như thế nào. Việc này nhằm đảm bảo việc bạn thực sự đến Mỹ để học chứ không phải vì một mục đích khác.

  1. Chứng minh bạn có đủ năng lực tài chính cho việc theo học tại Mỹ

Chứng minh tài chính du học Mỹ là bước rất quan trọng trong quá trình xin visa. Việc bạn có đủ khả năng tài chính để chi trả cho việc học tập và sinh hoạt ở Hoa Kỳ (có thể là từ nguồn học bổng, của cá nhân bạn hoặc của gia đình tài trợ cho bạn); Chính phủ Mỹ cần đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ không bỏ học và đi làm bất hợp pháp. Nếu bạn được gia đình hoặc một cá nhân tài trợ, bạn phải chứng minh rằng người tài trợ cho bạn có khả năng chi trả cho việc học và ăn ở của bạn Cơ hội của bạn sẽ cao hơn nếu cha mẹ của bạn tài trợ cho việc học của bạn. Nếu là người khác không phải cha mẹ bạn tài trợ cho bạn, bạn cần giải thích lý do vì sao người đó muốn tài trợ cho bạn.

f:id:tuvanduhocmy:20170421180002j:plain
Hồ sơ du học Mỹ cần những gì?

Đi du học mỹ là một kế hoạch lâu dài và tốn kém, yêu cầu nhiều khoản chi phí rất cao so với thu nhập bình quân hiện nay tại VN. Do đó, trong hồ sơ du học Mỹ học sinh cần chứng minh được khả năng tài chính của gia đình có thể chi trả được cho việc ăn học của mình trong suốt thời gian học tập tại nước ngoài. Nếu việc chứng minh này hợp lí thì Tổng lãnh sự quán Mỹ và các nước khác sẽ tin rằng bạn sẽ không bỏ học giữa chứng để đi làm ở nước ngoài vì lí do gia đình bạn tại VN không có khả năng chi trả cho bạn (như nhiều trường hợp trước đây đã xảy ra tại nước của họ).

Vì vậy, việc đầu tiên cần chứng minh là số tiền tích lũy hiện có của cha, mẹ bạn trong tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng. Với sổ tiết kiệm này sẽ chứng minh được cho viên chức LSQ rằng cha, mẹ bạn đã có sự chuẩn bị trước cho kế hoạch học tập của bạn và có khả năng chi trả cho các khoản chi phí ban đầu của bạn.

Cho nên, số tiền gởi tiết kiệm nên được gởi nhiều hơn tổng khoản chi phí ước tính cho 1 hoặc 2 năm du học đầu tiên của bạn. Đối với Tổng lãnh sự quán Úc thì sổ tiết kiệm cần phải được gởi trước tối thiểu là 3 tháng. Còn với Tổng lãnh sự quán Anh quốc, New Zealand thì sổ tiết kiệm cần phải được gởi tối thiểu là 6 tháng (nếu bạn đi du học Úc nhưng số tiền tiết kiệm của cha, mẹ bạn không đủ để thanh toán cho các chi phí học tập của bạn trong 2 năm đầu thì bạn có thể xin một chứng thư bảo lãnh của ngân hàng. Nếu có chứng thư này, Tổng lãnh sự quán Úc sẽ chấp nhận).

Điều kiện cần để xin visa du học Mỹ tiếp theo là bạn cần chứng minh khoản tiền tiết kiệm này được tích lũy như thế nào: từ thu nhập hàng tháng, hay là từ tài sản của cha, mẹ bạn (do bán hay được đền bù từ nhà, đất...)? Bạn nên đính kèm các chứng từ này vào hồ sơ du học Mỹ khi xin visa. Ngoài ra bạn cần chứng minh được các khoản thu nhập hàng tháng của cha, mẹ bạn để qua đó, viên chức Lãnh sự quán thấy rằng cha, mẹ của bạn có khả năng lo cho gia đình chính mình tại VN. Đồng thời, cũng có khoản thu nhập dư ra để lo cho bạn trong thời gian bạn đi du học nước ngoài.

>> Du học Mỹ cần bao nhiêu tiền ?

Tại VN, phụ huynh và học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc chứng minh thu nhập nếu như gia đình hiện đang làm nghề tự do hoặc những ngành nghề kinh doanh nhỏ. Và vì các viên chức lãnh sự quán, người xét cấp Visa là người nước ngoài, mà cuộc sống tại VN lại không giống như ở nước ngoài, nên tuy biết nhưng họ không thể xét hồ sơ của bạn theo thực tế tại VN được mà bạn vẫn đòi hỏi phải chứng minh bằng các chứng từ có liên quan. Nếu bạn vẫn chưa tự tin trong việc tự chứng minh tài chính cho kế hoạch học tập của mình, bạn có thể liên hệ với các trung tâm tư vấn du học Mỹ uy tín để được tư vấn miễn phí.

  1. Chứng minh được bạn sẽ quay về Việt Nam sau khi học xong

Luật thị thực của Mỹ quy định rằng các Viên chức Lãnh sự được quyền xem tất cả các ứng viên xin thị thực không di dân là những người có ý định nhập cư cho tới khi bạn có thể thuyết phục được với Viên chức Lãnh sự rằng bạn không có ý định đó. Việc chứng minh sẽ quay lại VN này có liên quan đến những dự đinh của bạn trong tương lai sau khi học xong. Viên chức lãnh sự sẽ căn cứ vào hồ sơ du học Mỹ, tờ khai, các giấy tờ có liên quan, và kế hoạch của bạn sau khi tốt nghiệp để xét điều này.

Đối với du học sinh, viên chức lãnh sự quán Mỹ cần phải nhìn thấy rằng việc bạn xin Visa du học Mỹ không phải là vì lý do tự phát hay bởi vì một lý do nào khác, mà vì các em muốn thực sự được đến Mỹ học tập. Và quyết định xin đến Mỹ học này là do các em đã có tìm hiểu kỹ về nơi các em dự định đến, chương trình học mà các em đã ghi danh theo học...

Tóm lại, bạn cần chứng tỏ rằng bạn đã có định hướng và tự tin, có đủ năng lực để tiếp thu chương trình học, có kế hoạch học tập rõ ràng (chứng minh bằng khả năng Anh ngữ của bạn trong lúc tiếp xúc với viên chức LSQ tại buổi phỏng vấn, bằng điểm TOEFL nếu có, bằng các Chứng chỉ học Anh văn tại Việt Nam, bằng các chứng từ về kết quả học tập của bạn tại Việt Nam...), đồng thời gia đình bạn có đủ khả năng về tài chính để lo cho việc học của bạn trong suốt thời gian bạn theo học tại Mỹ (chứng minh bằng các chứng từ tài chính của gia đình).

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chứng minh cho viên chức lãnh sự quán thấy rằng bạn hiện có những ràng buộc tại VN khiến cho bạn không thể có lý do nào khác để phải ở lại Mỹ như: quan hệ gia đình (không thể bỏ cha, mẹ, gia đình tại VN), sau khi học xong sẽ có một tương lai tốt hơn tại VN nếu so với phải ở lại Mỹ (chẳng hạn, khi học xong, bạn sẽ về VN để tiếp quản cơ ngơi của gia đình, hoặc bạn sẽ có một nghề nghiệp, một tương lai tốt đẹp hơn đang chờ đón tại Việt Nam.

Du học Mỹ cần bằng Tiếng Anh gì?

Hệ thống giáo dục của Mỹ dựa rất nhiều vào các kỳ thi đánh giá chuẩn mực mà các học sinh phải có để nộp đơn vào các chương trình học Đại học hoặc sau Đại học. Những kỳ thi này giúp các trường đại học chọn lựa học sinh theo thang bậc.

  1. TOEFL:

Hầu hết các học sinh quốc tế từ những nước sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính thống đều phải dự thi TOEFL (Test of English as a Foreign Language). Điểm số đạt được sẽ là bằng chứng để có đủ khả năng tiếng Anh tiếp thu bài giảng. Trong thực tế, 2400 trường Đại học và Cao đẳng ở Bắc Mỹ đều yêu cầu phải có điểm TOEFL. Nó có giá trị trong vòng 2 năm.

  1. GMAT:

Nếu bạn muốn học ngành kinh doanh, kỳ thi GMAT (Graduate Management Administration Test) là điều bắt buộc. Mỗi năm có khoảng 240.000 người (khoảng 90.000 sinh viên quốc tế và 150.000 sinh viên Mỹ) tham dự kỳ thi này. Ít nhất có 1.500 khóa cao học về kinh doanh và quản lý trên thế giới sử dụng kỳ thi này như một phần của quá trình lựa chọn. Kết quả GMAT có giá trị trong 5 năm.

f:id:tuvanduhocmy:20170421180042j:plain
Hồ sơ du học Mỹ cần những gì?

  1. GRE:

GRE là kỳ thi bắt buộc cho hầu hết các khóa học Đại học ở Mỹ (trừ môn Luật, Business và Y). Khoảng 450.000 sinh viên tham dự kỳ thi này hàng năm (150.000 sinh viên quốc tế và 300.000 sinh viên Mỹ). Điểm số GRE có giá trị trong vòng 5 năm.

  1. SAT:

SAT dành cho học sinh thi vào Đại học. Hầu hết các trường Đại học dựa vào kỳ thi này để lấy học sinh vào học. Mỗi năm có hơn 1.8 triệu học sinh dự kỳ thi này. Kỳ thi SAT bao gồm các môn thi: toán, từ vựng, các kỹ năng và kiến thức đọc. Bởi kỳ thi SAT rất quan trọng để được nhập học Đại học nên rất cần thiết phải ôn luyện để có điểm số cao nhất. Kết quả SAT có giá trị trong 5 năm.

Computer Testing – thi máy TOEFL, GMAT, GRE các kỳ thi tuyển vào các trường Đại học của Mỹ có một bước tiến nhảy vọt từ việc thi bằng giấy sang thi bằng máy.

  1. Thi máy là gì?

Có hai loại kiểm tra máy: Computer Based và Computer Adaptice Test (CAT)

Trong loại đầu: Các bài kiểm tra được trình bày như trong bài viết giấy. Ai cũng có câu hỏi như nhau theo một thứ tự đã định và bạn có thể nhay cóc trong phần thi của mình, trong khi CAT thì khác hẳn. Hình thức của nó tương đối lạ so với thí sinh. Không còn việc viết vào bài kiểm tra nữa. Bạn chỉ nhìn thấy một câu hỏi trên màn hình trong một lúc. Bài đọc không hiện gì hết trên màn hình. Nhưng điểm khác biệt lớn nhất giữa CAT và thi giấy là cách làm.

Trong kỳ thi giấy, bạn có thể trả lời câu hỏi theo thứ tự , đôi lúc nhảy cách, thay đổi câu trả lời bằng cách tẩy xóa họăc điền vào ô khác. Trong trong CAT, đề bài sẽ thay đổi căn cứ vào câu trả lời trước đó của bạn. Bạn phải trả lời xong câu hỏi trên màn hình trước khi chuyển sang câu hỏi tiếp theo và trả lời xong, bạn không thể quay lại được nữa. Để đánh giá điểm, CAT nhận định độ khó của câu hỏi và đánh giá khả năng của bạn. Sự đánh giá này được quy định theo thang bậc từ 200-800.

Trong phần thi GMAT, phần thi viết cũng thay đổi: giờ đây bạn phải đánh máy vào bài viết của mình chứ không được viết tay nữa. Bởi vậy, nếu bạn không sử dụng máy vi tính và đánh máy chậm, bạn sẽ là người bị thiệt thòi.

  1. TOEFL thi máy:

Sự thành công của việc chuyển GMA sang thi máy đã dẫn đến việc đột phá của các kỳ thi chuyển sang việc sử dụng máy tính để thi, trong đó có TOEFL. Kỳ thi TOEFL máy đã giúp việc đánh giá khả năng tiếng Anh của học sinh chính xác hơn. Nó đã được giới thiệu tại các nước châu Mỹ, Trung Đông, châu Úc, châu Âu… gần đây trong năm 2001 đã đến với Trung Quốc, Nhật, Thái Lan, Hồng Kông, và Việt Nam… Nơi nào loại hình thi máy đã có, ở đó loại hình kiểm tra bằng giấy bị loại bỏ.

  1. Cách tính điểm khác nhau:

Điểm số 550 hay 600 không còn nữa.

Trong kỳ thi TOEFL máy, điểm số chạy từ 0 đến 300 với 213 là con số cần đạt.

Hàng năm, Kaplan International tổ chức thi định kỳ hai kỳ thi Toefl vào tháng 3 và tháng 8. Kết quả thi này được gần 40 trường Cao đẳng và Đại học của Mỹ chấp nhận.

f:id:tuvanduhocmy:20161203125759j:plain

Hồ sơ du học Mỹ cần những gì?

Các giấy tờ, thủ tục, hồ sơ xin visa du học Mỹ cần thiết mà các bạn cần phải có cho buổi phỏng vấn xin visa:

Giấy tờ cá nhân gồm có:

– CMND của học sinh + cha + mẹ

– Hộ khẩu của cha mẹ có tên học sinh

– Khai sinh của học sinh

– Giấy đăng ký kết hôn của cha mẹ

– Hình chuẩn quốc tế (khổ 5 x 5 nền trắng, chụp thẳng, vén tóc gọn gàng thấy hai bên tai, 5 tấm)

– Hộ chiếu (tờ đầu + tờ cuối + những tờ có đóng dấu đã từng đi du lịch).

Giấy tờ học vấn gồm có:

– Học bạ, Bảng điểm, Bằng tốt nghiệp (Cấp 2 / Cấp 3 / Trung cấp / Cao Đẳng / Đại học)

– Giấy xác nhận sinh viên – thẻ sinh viên (nếu đang là sinh viên)

– Giấy khen, bằng cấp, chứng chỉ đạt được trong quá trình học

– Giấy chứng nhận, bằng cấp tiếng Anh đạt được

– Toàn bộ giấy tờ học vấn ở nước ngoài như I-20, bảng điểm các khóa đã học, hộ chiếu, visa… (trong trường hợp học sinh học ở nước ngoài).

Giấy tờ tài chính gồm có:

Nếu người bảo trợ có kinh doanh:

– Giấy phép kinh doanh + Namecard

– Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế

– Biên lai thuế trong 3 tháng  gần nhất (thuế TNDN – thuế GTGT – thuế môn bài của năm)

– Nếu không có giấy phép kinh doanh thì phải chứng minh được nguồn tài chính hợp lệ để bảo trợ cho học sinh

– Hình ảnh kinh doanh.

Nếu người bảo trợ đi làm:

– Giấy xác nhận việc làm của ba / mẹ / học sinh + Hợp đồng lao động + Bảng lương

– Giấy quyết định bổ nhiệm chức vụ của ba / mẹ / học sinh + Namecard.

Các nguồn tài chính khác:

– Hợp đồng kinh tế

– Giấy tờ chủ quyền nhà / đất

– Hợp đồng thuê nhà / đất

– Giấy tờ sở hữu xe ô tô như cavet xe, sổ đăng kiểm…

– Hợp đồng góp vốn + Bảng chia lãi hàng tháng / quý

– Sổ tiết kiệm ngân hàng

– Giấy xác nhận có gửi tiền tiết kiệm ngân hàng bằng tiếng Anh (tài khoản có it nhất từ 30.000 USD trở lên).

Các vấn đề khác cần lưu ý:

– Tất cả giấy tờ, quy trình hồ sơ được liệt kê ở trên đều phải photo công chứng để tiến hành gửi hồ sơ xin I-20 (thư nhập học) + điền form online DS-160 (đơn khai báo xin visa) + đặt lịch hẹn phỏng vấn.

– Tất cả hồ sơ phải thật 100% và có bản chính để chuẩn bị cầm theo trong buổi phỏng vấn.

– Trên đây chỉ là giấy tờ đủ để xin visa du học Mỹ, những điều kiện quan trọng nhất chính là các bước:

+ Chọn trường học nào phù hợp với chi phí, thân nhân gia đình tại Mỹ;

+ Cách sắp xếp hồ sơ như thế nào cho hợp lý;

+ Trả lời các câu hỏi phỏng vấn ra sao;

+ Tường trình, lý giải kế hoạch học tập, quay về như thế nào để thuyết phục Lãnh sự quán cấp visa.

Lời kết

Nãy giờ chúng ta đã đọc qua khá nhiều các nội dung chia sẻ, tổng hợp trên đây nhằm giải đáp cho câu hỏi Hồ sơ du học Mỹ cần những gì, điều kiện để đi du học Mỹ là gì? Du học Mỹ cần bằng tiếng Anh gì?... nhưng bạn đã hiểu ra là ho so du hoc My chính xác cần phải chuẩn bị những gì chưa? Nếu bạn đọc quan tâm, hay còn bất kể thắc mắc nào khác hãy liên hệ với trung tâm tư vấn du học Mỹ uy tín để được tư vấn, và hướng dẫn  cho từng trường hợp cụ thể nhé.  Bắt đầu từ bài viết này, mình sẽ tiến hành bổ sung những bài viết hướng dẫn chi tiết về thủ tục, quá trình phỏng vấn xin visa du học Mỹ, kinh nghiệm phỏng vấn,… để những ai có nhu cầu tìm hiểu về du học Mỹ tham khảo. Hy vọng mình sẽ được gặp lại các bạn ở các bài viết tiếp theo.

Du học Mỹ tại Boston – Thủ đô tri thức của nước Mỹ

Du học Mỹ tại Boston: Được mệnh danh là “thủ đô tri thức của nước Mỹ”, Boston từ lâu đã là điểm đến du học Mỹ hấp dẫn nhiều sinh viên quốc tế với nhiều trường đại học, cao đẳng danh giá.

Đôi nét về Boston

Được thành lập từ năm 1630 bởi người Anh, thành phố Boston nằm trên bán đảo Shawmut, bang Massachusetts, Mỹ và hiện có khoảng 655,000 cư dân. Đây chính là một trung tâm kinh tế - văn hoá của vùng New England, một vùng đất giàu giá trị lịch sử. Sự ảnh hưởng của văn hoá châu Âu vẫn còn đậm nét khi bạn có thể tìm thấy kiến trúc Georgia xen kẽ những toà nhà chọc trời kiểu Mỹ. Nơi đây đón nhận hơn 16,3 triệu lượt du khách thăm quan mỗi năm.

Boston cùng với các khu vực lân cận khác nằm trong Khối Thịnh vượng chung của bang Massachusetts tạo nên Greater Boston – khu đô thị lớn thứ 10 nước Mĩ với 4,5 triệu dân cư sinh sống.

f:id:tuvanduhocmy:20170107112401p:plain
Boston -điểm đến du học hấp dẫn sinh viên quốc tế.

Mặc dù có mức sống cao, Boston vẫn được vinh danh trong top đầu những thành phố đáng sống nhất trên thế giới. Người dân Boston yêu thích thể thao, đặc biệt là bóng chày, bóng rổ hay khúc côn cầu trên băng…

Du học Mỹ tại Boston có gì thú vị?

Boston – Nơi tọa lạc của những trường đại học danh giá

Thành phố Boston có hơn 100 trường đại học và cao đẳng, và hiện có hơn 250,000 sinh viên quốc tế đang theo học tại Boston. Tất cả các trường đại học đều là trường tư, trừ trường đại học công lập University of Massachusetts Boston và hai trường cao đẳng cộng đồng là Roxbury Community College và Bunker Hill Community College. Rất nhiều trường đại học danh giá của Mỹ toạ lạc tại Boston, trong đó có thể kể đến như Harvard University, Massachusetts Institute of Technology, Boston University và Brandeis University.

f:id:tuvanduhocmy:20170107112426j:plain
Học viện MIT danh giá tọa lạc tại Boston.

Thành phố Boston cũng là nhà của một số học viện và các trường nghệ thuật lớn, bao gồm Lesley University College of Art and Design, Massachusetts College of Art, trường School of the Museum of Fine Arts, New England Institute of Art và trường New England School of Art and Design (Suffolk University).

Các lựa chọn phương tiện đi lại:

Do chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn hoá Anh cộng với cách thức quy hoạch thành phố của Mỹ khiến cho việc đi lại tại Boston khá khó khăn và phức tạp ngay cả với những người đã sinh sống lâu năm ở đây.  Vì thế khi du học Mỹ tại Boston thì đi bộ là lựa chọn đi lại phổ biến và cũng là lựa chọn tốt nhất ở đây, nhưng nếu bạn muốn lái xe hơi, hãy tìm hiểu thật kĩ tuyến đường đi của mình, các điểm đỗ xe trên đường cũng như để ý dòng người đi bộ.

Theo luật của bang Massachusetts, các phương tiện giao thông phải nhường đường cho người đi bộ, ngay cả khi họ không đi đúng làn đường  của mình hay thậm chí là vượt đèn đỏ, vì vậy bạn hãy thật cẩn thận khi tham gia giao thông. Tốt hơn hết, hãy nhờ người địa phương giúp đỡ bạn. Việc đậu xe trên đường phố Boston cũng khá khó khăn và đắt tiền.

Một số nơi chỉ cho những người dân định cư ở đó được đậu xe, còn một số nơi khác thì chỉ được đỗ xe không quá 2 tiếng.

f:id:tuvanduhocmy:20170107112445j:plain
Giao thông tại Boston.

 Một lựa chọn phổ biến và hợp lý hơn cho du học sinh là sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, bao gồm tàu lửa, xe bus, xe điện ngầm và cả tàu thuỷ. Tất cả các hệ thống giao thông này đều được điều hành bởi trung tâm Massachusetts Bay Transportation Authority, và bạn sẽ sử dụng thẻ điện tự Charlie Card để có thể trả phí thấp hơn từ 0.5 đến 1.5 USD so với người dùng trả tiền mặt. Nếu buổi tối bạn muốn đi ra ngoài khi các phương tiện giao thông công cộng đã dừng hoạt động, bạn có thể đi taxi với giá từ 5-30USD tùy theo độ dài của từng chuyến đi. Ngoài ra, đi xe đạp cũng là một lựa chọn tốt nếu bạn muốn rèn luyện để nâng sức khoẻ, tuy nhiên bạn cần phải có kĩ năng vững vì đường phố ở đây không dễ đi.

Các địa điểm thăm quan và giải trí:

Boston là thành phố mang nhiều nét đẹp lịch sử độc đáo và thu hút. Khi đi du học Mỹ tại Boston bạn có thể ghé thăm các di tích lịch sử lâu đời của thành phố như Freedom Trail và Beacon Hill; Bảo tàng John F Kennedy, hoặc nghe một buổi hoà nhạc tại Symphony Hall hay thưởng thức nghệ thuật tại Museum of Fine Arts…. Nếu cũng yêu thích môn bóng chày, bạn đừng bỏ qua các buổi thi đấu hấp dẫn và thu hút rất nhiều người xem của Red Sox tại Fenway Park. Boston cũng là nơi hội tụ của nhiều nhà hàng nổi tiếng nước Mĩ như Bergamot ở Somerville.

f:id:tuvanduhocmy:20170107112527j:plain
Một buổi thi đấu bóng chày tại Boston.

 Mùa hè ở Boston thường bắt đầu từ tháng Năm đến tháng Mười, và đây cũng là thời gian thu hoạch cây trái của nông dân. Nếu bạn đang ở Boston vào mùa trái cây này, hãy ghé qua Copley Square và SoWa Open Market để thưởng thức những nông sản tươi ngon nhất. Cuối cùng, hãy tự dành ra cho mình những giây phút thư giãn cùng gió biển mát lành ở Crane Beach, Plum Island hoặc các đảo ở Cape Code.

Cơ hội việc làm tại Boston và các vùng lân cận

 Theo thống kê của Glassdoor, khả năng tìm việc làm ở Boston là khá cạnh tranh với gần 87,000 vị trí được mở ra cho hơn 4,7 triệu người. Lương trung bình nằm ở mức 56,000 USD/ năm, và theo đánh giá về công việc ở đây  của các nhân viên cũng khá khả quan khi đạt điểm số mức độ hài lòng là 3.4/5.

f:id:tuvanduhocmy:20170107112553j:plain
Cơ hội việc làm tại Boston khi du học Mỹ.

Ba ngành thu hút nhất ở Boston là vận tải, y tế và bán lẻ. Các công ty có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhân sự nhất trong năm là USA Truck, Thumbtack và Care.com. Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc ở Boston, hãy mở rộng tìm kiếm sang các khu vực lân cận như Cambridge, Waltham hay Framingham.

Qua bài viết trên đây, Trung tâm tư vấn du học Mỹ uy tín hy vọng bạn sẽ hiểu được những thuận lợi khi chọn du học Mỹ tại Boston, cũng như hiểu thêm về văn hóa, cuộc sống... của thành phố này, một điểm nóng mới của du học sinh Việt Nam hiện nay.

Nguồn: tuvanduhocmy.hatenadiary.com (tổng hợp)

Công ty tư vấn du học uy tín – Làm sao để nhận biết?

Làm thế nào để nhận biết được công ty du học uy tín luôn là mối băn khoan lo lắng của các bậc phụ huynh và các em học sinh khi có dự định đi du học. Vậy đâu là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của một công ty tư vấn du học uy tín? Sau đây là những điểm chính bạn cần lưu ý khi quyết định lựa chọn một công ty du học để có thể yên tâm khi “chọn mặt gửi vàng”.

Chi phí của các công ty tư vấn du học là bao nhiêu?

Chi phí của những công ty tư vấn du học rất khác nhau, từ vài trăm cho đến vài nghìn đô la Mỹ, tùy theo mỗi nước. Trong đó chi phí dịch vụ cho du học Mỹ  là cao nhất vì việc xin visa Mỹ được là rất khó và mang nhiều yếu tố may rủi. Hiện nay, những trung tâm tư vấn du học uy tín thường sẽ không thu phí của các nước như Úc, New Zealand, Anh, Singapore, …Đối với một trung tâm tư vấn du học chất lượng, các chi phí, nếu có, được liệt kê và thông báo rất rõ ngay từ đầu.

f:id:tuvanduhocmy:20161229155940j:plain

Công ty tư vấn có đảm bảo tỉ lệ thành công của mỗi hồ sơ du học?

Hồ sơ du học Mỹ, Úc,... của mỗi du học sinh sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố như là thành tích học tập, khả năng tài chính, trình độ tiếng Anh, … Thông thường, các trung tâm tư vấn sẽ dựa vào hồ sơ của mỗi học sinh để đánh giá mức độ thành công khi họ xem những bằng chứng cụ thể về khả năng tài chính và tình hình học tập của học sinh.

Các công ty tư vấn du học chất lượng cung cấp các dịch vụ gì?

Các trung tâm tư vấn du học uy tín thường sẽ cung cấp rất đầy đủ những dịch vụ cho học sinh, sinh viên, từ việc hoạch định kế hoạch học tập sao cho phù hợp với khả năng học vấn tình hình tài chính của gia đình, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin nhập học, hồ sơ xin visa, phỏng vấn visa, đăng ký tìm nơi ở, hỗ trợ mua vé máy bay, bảo hiểm, giám hộ, sắp xếp đưa đón sân bay hay cung cấp buổi hướng dẫn thông tin trước khi đi du học… Cho đến hỗ trợ giải quyết những khó khăn trong suốt quá trình học tập của học sinh. Họ cũng là cầu nối giữa gia đình học sinh đối với nhà trường trong việc cập nhật quá trình học tập và tiến bộ của con em họ.

Tại sao cần chọn trung tâm tư vấn du học uy tín từ bước chuẩn bị?

Việc nộp hồ sơ xin visa hoặc chuẩn bị hồ sơ để phỏng vấn xin visa là một vấn đề không phải ai cũng có thể làm được. Mặc dù thông tin về visa đã đăng tải trên website của Lãnh Sự Quán/Đại Sứ Quán nhưng để hiểu đúng và chuẩn bị được đầy đủ thông tin, các giấy tờ phù hợp với tình trạng hồ sơ của mình thì không ít người bị lúng túng và gặp khó khăn dẫn đến việc bị từ chối cấp visa.

Những trung tâm tư vấn du học có uy tín, đã có thời gian hoạt động nhiều năm thường sẽ có nhiều kinh nghiệm trong việc hỗ trợ các bạn học sinh, sinh viên chuẩn bị hồ sơ du học nhanh chóng, đầy đủ, chính xác và hiệu quả. Các chuyên viên tư vấn của họ hiểu rất rõ những yêu cầu của nhà trường và Sứ Quán sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian tìm kiếm thông tin. Nếu hồ sơ của bạn rất xuất sắc, họ sẽ giúp bạn nộp đơn để xin học bổng của trường nếu có.

Chứng minh tài chính du học Mỹ như thế nào?

Chứng minh tài chính du học Mỹ như thế nào? Chứng minh tài chính du học Mỹ là một bước rất quan trọng trong quá trình xin visa du học Mỹ. Việc chứng minh bạn hoàn toàn có đủ khả năng tài chính đảm bảo cho quá trình học tập và sống tự lập bên Mỹ luôn được Lãnh Sự Quán Mỹ đánh giá cao và có thể tin tưởng để cấp visa du học cho bạn.

Tuy nhiên việc chứng minh khả năng tài chính du học Mỹ lại không hề đơn giản và luôn là mối bận tâm lớn của quý phụ huynh và các em học sinh, sinh viên. Vậy làm thế nào để chứng minh thu nhập một cách minh bạch, rõ ràng và nên chọn công ty tư vấn du học Mỹ nào để có được sự chuẩn bị hồ sơ du học Mỹ tốt nhất trước khi đến Lãnh sự Quán Mỹ để phỏng vấn đi du học Mỹ?

Khi đi du học, cục xuất nhập cảnh các nước có mức thu nhập cao thường lo lắng về việc di trú bất hợp pháp do tỉ lệ thu nhập giữa 2 nước chênh lệch nhau khá nhiều.. ví dụ nếu đi làm ở trong nước với 1 công việc lao động phổ thông như bồi bàn, nhân viên quét dọn, nhân viên đưa hàng thì chỉ được khoảng từ 100-200 USD 1 tháng, tuy nhiên cùng 1 công việc nhưng nếu làm ở Mỹ, Úc, Canada, hay Anh thì con số này sẽ gấp lên khoảng 9 đến 11 lần, lúc này thu nhập của các công việc đã kể ở trên sẽ rơi vào khoảng 2000 USD…

f:id:tuvanduhocmy:20161203125733p:plain

Đó chính là lý do khiến rất nhiều người tìm cách sang các nước này để ở lại làm việc bằng nhiều cách khác nhau…Trong đó có hình thức đi theo con đường du học… Để đối phó với điều này, Đại Sứ Quán các nước có nền kinh tế mạnh kể trên khi xét điều kiện nhập cư đối với 1 người Việt Nam thường đòi hỏi bản thân gia đình họ phải có điều kiện về kinh tế, vì họ phải có phải kinh tế mạnh thì mới đầu tư cho con cái đi du học ở nước ngoài được…

Ngược lại, nếu kinh tế của gia đình du học sinh không mạnh mà lại muốn đi du học thì người bên Đại Sứ Quán sẽ nghĩ ngay đến trường hợp họ muốn sang để đi lao động kiếm tiền chứ không phải là đi học…Bởi lẽ đó, mục đích chính của việc chứng minh tài chính du học là phải chứng minh cho ĐSQ thấy được rằng bạn thật sự có điều kiện về tài chính, bạn không cần phải sang nước của họ để kiếm tiền, bạn không có lý do để trốn ở lại nước của họ.

Chứng minh tài chính thực sự là 1 điểm quan trọng của việc xin Visa du học Mỹ, điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang chuẩn bị làm chứng minh tài chính trước khi du học Mỹ. Nếu lựa chọn 1 dịch vụ chứng minh tài chính không tốt, họ chỉ tư vấn bạn chứng minh số tiền càng nhiều càng tốt, sao cho có lợi cho túi tiền của họ thì bản thân người thiệt thòi nhất sẽ là khách hàng. Hãy lưu ý điều này.

Hồ sơ chứng minh tài chính khi du học Mỹ bao gồm những gì?

Bao gồm hai phần chính, sổ tiết kiệm và thu nhập hàng tháng. Phần tài sản của phụ huynh không quá quan trọng, chỉ làm đẹp thêm hồ sơ hoặc cần thiết các phần khác của hồ sơ Visa còn nhiều lỗ hổng.

Về sổ tiết kiệm không có quy định rõ ràng nhưng số tiền trong sổ tiết kiệm tối thiểu đủ trả tiền học phí, chi phí ăn ở, sinh hoạt cho năm học đầu tiên của bạn. Các bạn có thể lấy mốc 850 triệu để tham khảo.

Chứng minh tài chính du học du học Mỹ cần đáp ứng được  tổng chi phí học phí và sinh hoạt phí ước tính hàng năm theo cấp học ở Mỹ như sau:

  • Trung học từ 15.000 đến 45.000 USD
  • Cao đẳng cộng đồng từ 15.000 đến 22.000 USD. Khi học tại các trường cao đẳng, du học sinh sẽ thuê nhà riêng để ở hoặc sống chung với gia đình bản xữ. Chi phí ăn, ở trong 1 năm học vào khoảng 5.000 đến 7.000 USD.
  • Đại học tư dao động từ 40.000 đến 65.000 USD.
  • Đại học công thấp hơn nhiều từ 25.000 đến 42.000 USD

Thời gian mở sổ tiết kiệm đến lúc nộp hồ sơ, chứng minh tài chính du học Mỹ chưa tìm thấy tài liệu nào nói về quy định này, nhưng lời khuyên mà chúng tôi đưa ra là 3 đến 6 tháng.

Nguồn gốc sổ tiết kiệm, cô Cristina M. Bain, chuyên gia tư vấn về Du học Mỹ, Trưởng phòng đào tạo Học viện IvyPrep trả lời: “ Về khoản tiền tiết kiệm trong ngân hàng, gia đình chỉ cần chứng minh được số tiền gửi tiết kiệm là bao nhiêu, không cần chứng minh nguồn gốc khoản tiền đó”. Tuy nhiên lời khuyên ở đây là hãy chuẩn bị cho câu hỏi của ĐSQ, số tiền trong sổ tiết kiệm được tích lũy từ đâu. Rất nhiều phương án để trả lời như từ tiền tích lũy từ thu nhập hàng tháng, từ tài sản thừa kế, cho tặng… nhưng phải có giấy tờ đầy đủ.

f:id:tuvanduhocmy:20161203125759j:plain

Về thu nhập hàng tháng trong hồ sơ chứng minh tài chính du học Mỹ. Số tiền trong sổ tiết kiệm đủ để bạn trang trải tổng chi phí năm đầu tiên theo học, còn để trang trải tổng chi phí cho các năm tiếp theo lại phụ thuộc vào thu nhập hàng tháng. Thu nhập hàng tháng phải thỏa mãn, sau khi trừ đi chi phí sinh hoạt của gia đình tại Việt Nam, phần tích lũy đủ để tài trợ cho du học sinh. Ví dụ cụ thể du học sinh tổng chi phí hàng tháng là 2000 USD tương đương với 43 triệu VNĐ, gia đình ở nhà còn ba mẹ, em trai. Vậy tổng thu nhập của ba mẹ phải ở mức tối thiểu 55 triệu. Chi phí sinh hoạt của gia đình ở Việt Nam tầm 12 triệu, còn lại 43 triệu để chu cấp cho du học sinh.

Đối với cá nhân.

  • Hợp đồng lao động, thời gian làm việc trên 3 năm, ghi rõ mức lương, chế độ làm việc, hình thức trả lương, thời hạn hợp đồng, thời gian thử việc, tiền thưởng, quyền hạn… trong đó mức lương vào khoảng 250 triệu đến 300 triệu/năm.
  • Bản khai chi tiết về việc nộp thuế thu nhập cá nhân.
  • Xác nhận đóng bảo hiểm xã hội.

Đối với hộ kinh doanh cá thể.

  • Giấp phép đăng ký kinh doanh hoặc xác nhận kinh doanh của địa phương.
  • Thuế môn bài, thuế khoán hoặc thuế tháng.
  • Giấy giải trình thu nhập.

Đối với công ty, doanh nghiệp

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh : công thu phải được thành lập trước ngày nộp hồ sơ 3 năm.
  • Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.
  • Báo cáo tài chính và báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp : 3 năm gần nhất.
  • Bảng khai chi tiết thuế thu nhập cá nhân.
  • Hợp đồng giao dịch : thể hiện đúng chức năng hoạt động của công ty (nộp khoảng 10 hợp đồng nếu có).
  • Hóa đơn, phiếu thu, giấy nộp tiền vào kho bạc nhà nước.
  • Góp vốn, cổ phần, chia lợi tức.

Trên đây là những hướng dẫn các bước cơ bản nhất để chứng minh tài chính du học Mỹ. Nếu quý phụ huynh và các em học sinh quan tâm hoặc có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ miễn phí hãy liên hệ ngay với Trung tâm tư vấn du học Mỹ uy tín để được hỗ trợ nhanh nhất và tốt nhất cho từng trường hợp cụ thể.

Nguồn: tuvanduhocmy.hatenadiary.com (theo thutucduhoc)