Trung tâm tư vấn du học Mỹ uy tín

Trung tâm tư vấn du học Mỹ uy tín hiệu quả hàng đầu Việt Nam. Thông tin mới nhất về visa du hoc My, hồ sơ du học Mỹ, phỏng vấn du học Mỹ, kinh nghiệm du học Mỹ.

Hệ thống giáo dục Mỹ - 4 loại trường trường đại học bạn cần biết

Việc hiểu rõ về hệ thống giáo Mỹ rất quan trọng, giúp cho việc chọn trường, chọn ngành học dễ dàng và chính xác hơn. Bạn có dự định sẽ đi du học Mỹ, vậy bạn biết về giáo dục đại học của Mỹ? Hãy cùng Công ty du học á âu tìm hiểu về 4 loại trường đại học Mỹ sau đây nhé.

1. Đại học đại cương (Liberal arts college)

Đây là một dạng trường Đại học đang rất phổ biến ở Hoa Kì. Liberal arts college tập trung vào các chương trình đào tạo hệ cử nhân ở các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học cơ bản và khoa học tự nhiên.  Một số trường cũng có chương trình đào tạo bậc sau Đại học và các khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu như kinh doanh, luật và y khoa. Những trường này thường có chỉ tiêu tuyển sinh và sĩ số lớp học khá thấp.  Ngoài chương trình học dàn trải trên nhiều lĩnh vực, các sinh viên theo học Liberal Art còn được được lựa chọn các môn học chuyên ngành theo sở thích và nguyện vọng cá nhân.

>> Hồ sơ du học Mỹ cần chuẩn bị những gì?

f:id:tuvanduhocmy:20160923183003j:plain

Từ trước đến nay, Liberal Arts College được rất nhiều người biết đến nhờ chương trình giảng dạy chất lượng luôn tập trung vào sự phát triển của mỗi cá nhân cùng môi trường học thuật chuyên môn ưu việt hơn rất nhiều so với các trường đào tạo nghề. Nguyên nhân chủ yếu là do các trường này hoạt động phi lợi nhuận.  Tuy nhiên, cũng có một vài trường hoạt động vì lợi nhuận như University of Mary Washington ở bang Virginia.

2. Đại học công lập (Public/ State University)

Ở Hoa Kì, Đại học công lập (public university) còn được gọi là Đại học bang (state university) là những trường nhận được nguồn tài trợ từ nguồn ngân sách công của mỗi bang. Đôi khi các trường này còn được gọi là “state college” hoặc “school” mặc dù “college” và “school” cũng thường được dùng để chỉ một khoa hoặc ngành nào đó trong một trường Đại học (ví dụ như The Law School hoặc College of Engineering).

Các trường Đại học bang thường là thành viên của state university system (hệ thống các trường Đại học bang). Các trường thuộc cùng một state university system thường hoạt động riêng lẻ ở những khu vực khác nhau trong bang dưới cùng một cơ chế quản lí nhất định. Ví dụ như State University System of New York là một trong những hệ thống các trường Đại học bang mạnh nhất với 60 trường Đại học nằm rải rác khắp vùng.

Tuy nhận được hỗ trợ tài chính từ chính phủ, các trường Đại học này vẫn thu một khoảng học phí và khoản này khá thấp so với các trường tư thục. Thực tế thì số tiền mà sinh viên phải đóng có thể thấp hơn rất nhiều so với mức học phí mà trường niêm yết, đặc biệt là những sinh viên được trường hỗ trợ tài chính. Mỗi chương trình học đều có 2 mức học phí khác nhau. Trong đó, các sinh viên là công dân của bang sẽ được đóng mức phí ưu đãi thấp hơn các sinh viên ngoại bang. Còn nếu là du học sinh, bạn phải đóng mức học phí thứ hai hoặc mức phí riêng dành riêng cho sinh viên quốc tế.

3. Đại học tư thục phi lợi nhuận (Private non-profit US university)

Trong khi đa số các sinh viên ở Hoa Kì quyết định nhập học tại các trường Đại học và cao đẳng công lập, thì những ngôi trường tư thục cũng nhận  số lượng “khủng” đơn xin nhập học của các sinh viên quốc tế. Những cái tên quen thuộc như Massachusetts Institute of Technology (MIT), Harvard, Yale, Princeton, Stanford, Caltech, Columbia, Cornell, Johns Hopkins,… là những ngôi trường danh giá hội tụ tinh hoa của nước Mĩ và cả thế giới.

Việc luôn dẫn đầu trên bảng xếp hạng trong nước và quốc tế không có nghĩa là các trường Đại học tư thục được hoàn toàn độc quyền. Những trường Đại học công lập hàng đầu như The University of Michigan hay University of California, Los Angeles (UCLA) cũng được rất nhiều sinh viên đặt trong tầm ngắm và đối đầu trực tiếp khi một sinh viên cùng lúc nhận được thư mời nhập học của nhiều trường khủng.

Nhìn chung, học phí của các trường Đại học tư thường cao hơn các trường công lập. Tuy nhiên, rất may cho sinh viên là mức học phí phải đóng thường thấp hơn rất nhiều so với mức học phí ban đầu sau khi được trường hỗ trợ tài chính. Những ngôi trường danh tiếng này luôn dành một khoản ngân sách khổng lồ để trao tặng những suất học bổng và hỗ trợ tài chính cho sinh viên.

4. Các trường Đại học và cao đẳng có lợi nhuận (For-profit US university and college)

Ngoài các trường Đại học công lập hoặc phi lợi nhuận thì các trường Đại học, cao đẳng tư thục có lợi nhuận ở Hoa Kì cũng mọc lên như nấm trong vài thập niên trở lại đây. Các trường này hoạt đông như một tổ chức liên doanh với mục đích thu lợi nhuận cho các cổ đông và mang đến dịch vụ giáo dục chất lượng cho sinh viên của họ.

Xu hướng hoạt động ráo riết chạy theo lợi nhuận của họ đã gây nhiều tranh cãi trong xã hội. Chính vì vậy, các nhà phê bình đang kêu gọi nhà nước đặt ra những qui định chặt chẽ hơn để đảm bảo quyền lợi cho những sinh viên đã học tập tại đây. Tuy những luồng dư luận tiêu cực đã làm số lượng sinh viên đăng kí nhập học giảm đi đáng kể nhưng các trường Đại học, cao đẳng vì lợi nhuận vẫn chiếm giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục bậc cao ở Hoa Kì.

Với những thông tin sơ cơ bản ở trên, Công ty du học Á- Âu hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về mội trường giáo dục đại học của Mỹ, cũng như sẽ giúp bạn có một định hướng và kế hoạch hoạch du học tốt nhất để thực hiện ước mơ chinh phục các trường đại học danh tiếng của Mỹ. Nếu bạn quan tâm hoặc cần được tư vấn về du học Mỹ, hãy lên hệ với trung tâm tư vấn du học Mỹ tại tphcm Á-Âu để được hỗ trợ nhanh nhất nhé. Chúc bạn du học Mỹ thành công.

Nguồn: Tư vấn du học Mỹ (tổng hợp)

 

Có thể bạn quan tâm:

>> Chọn trường đại học Mỹ phù hợp
>> Phỏng vấn du học Mỹ - Những câu hỏi thường gặp